Tuổi thọ của người Nhật nhiều năm qua thường thuộc top hàng đầu thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2021, tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84,8, cao nhất trong khối G7. Chế độ ăn uống khoa học lành mạnh là một trong những lý do giúp người dân Nhật sống lâu.
Trong bài viết "Tại sao Nhật Bản trở thành quốc gia sống thọ nhất thế giới: Góc nhìn từ thực phẩm và dinh dưỡng", đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng châu Âu (European Journal of Clinical Nutrition), nhà nghiên cứu Shoichiro Tsugane, Trung tâm Khoa học Y tế Công cộng, Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản cho biết, người Nhật ngày nay ăn ít thịt hơn (nhất là thịt đỏ), hạn chế đường, chất ngọt, khoai tây. Họ chuyển sang ăn nhiều cá, hải sản, gạo, đậu nành và trà xanh. Điều đó đã giúp tỷ lệ mắc những bệnh nêu trên giảm xuống đến mức thấp nhất. Bên cạnh việc duy trì nếp sống lành mạnh như tập thể dục đều đặn, giữ cho tinh thần luôn thoải mái bằng các hoạt động xã hội, thì chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là yếu tố quan trọng liên quan đến tuổi thọ của người Nhật.
Ngoài việc tuân thủ chế độ ăn cung cấp dinh dưỡng toàn diện, đa dạng và cân bằng, người Nhật còn thường xuyên bổ sung các thực phẩm có nguồn gốc từ biển (tảo, hải sản). Là một quốc gia quần đảo, Nhật có nhiều lợi thế với nguồn thực phẩm này, trong đó có tảo rong nâu Undaria pinnatifida, tên tiếng Nhật là Wakame. Theo một bài viết đăng trên số đặc biệt "Khám phá thuốc có nguồn gốc từ biển tiền lâm sàng" của Marine Drug - tạp chí điện tử xuất bản hàng tháng có trụ sở tại Thụy Sĩ, tảo rong nâu chứa fucoidan được tiêu thụ rộng rãi như một phần của chế độ ăn uống bình thường ở Đông Á, nhất là ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tảo rong nâu có màu xanh khi nấu chín, mang vị ngọt cùng kết cấu béo ngậy, các lá tảo có xu hướng nở ra trong quá trình nấu nướng.
Tảo rong nâu, một trong những bí quyết sống trường thọ của người Nhật Bản. Ảnh: Shutterstock
Những năm 1990, các nhà khoa học Nhật đã nghiên cứu tác dụng của fucoidan đối với sức khỏe con người và dần đưa thành phần này vào đời sống bởi những lợi ích mà dưỡng chất mang lại.
Dẫn các tài liệu chuyên môn đăng trên các tạp chí quốc tế, tiến sĩ Trần Bảo Nghi, Giám đốc Chuyên môn Y khoa - Dược AKC - Vinamilk cho biết, công dụng được đánh giá cao nhất của fucoidan là hỗ trợ giảm các biến chứng và triệu chứng liên quan trong điều trị ung thư. "Các nghiên cứu lớn nhỏ khác nhau đều cùng chỉ ra rằng, các dưỡng chất fucoidan có hoạt tính kháng u, giúp ức chế hiệu quả sự tiến triển của khối u, ngăn chặn tế bào ung thư, giảm thiểu tác dụng phụ của hóa trị", tiến sĩ Bảo Nghi cho biết.
Theo tiến sĩ Nghi, một công dụng quan trọng khác của fucoidan là kháng đông, chống huyết khối, kháng virus, kháng viêm, điều hòa hệ miễn dịch. Fucoidan sau khi vào cơ thể sẽ kích hoạt các tế bào miễn dịch tự nhiên, có thể ức chế được virus gây suy giảm miễn dịch, kể cả virus tiêu chảy và virus cúm. Fucoidan giúp gia tăng gần gấp 2 lần lượng kháng thể chống cúm mùa tuýp B chỉ sau 5 tuần sử dụng.
Dưỡng chất fucoidan còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng vi khuẩn H.pylori xâm lấn vào tế bào niêm mạc dạ dày, có tiềm năng điều trị nhiễm H.pylori, ngăn ngừa ung thư dạ dày. Dưỡng chất cũng ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại, ngăn chúng tấn công bề mặt ruột, nuôi dưỡng và giảm tổn thương niêm mạc, giúp điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính.
Fucoidan có tiềm năng lớn trong điều trị hiệu quả các hội chứng chuyển hóa. Tiến sĩ Bảo Nghi dẫn chứng một số báo cáo chứng minh fucoidan cũng ức chế quá trình sản sinh tế bào mỡ và tăng phân giải lipid, giảm mỡ máu, chống tăng huyết áp, giảm đường huyết, tăng đáp ứng insulin... "Fucoidan cũng là một lựa chọn tốt cho tim mạch", tiến sĩ Nghi khẳng định. Thành phần này cũng giúp bảo vệ da khỏi các tổn thương và ngăn ngừa tình trạng lão hóa, qua việc giảm 14,5% tình trạng tế bào biểu bì da mất nước và giảm 11,9% tình trạng ban đỏ da chỉ sau 24 giờ sử dụng.