TRUNG QUỐC - Ngày càng có nhiều người trẻ quay về sống với cha mẹ, nhưng không phải tất cả đều vui mừng về điều đó.
Nhiều người trẻ Trung Quốc học xong đại học, thậm chí có bằng tiến sĩ, đủ tuổi để tự lập nhưng vẫn phụ thuộc tài chính vào cha mẹ. Họ thường được gọi là thành viên của "bộ tộc kangaroo". Bên cạnh những người trẻ gặp khó khăn trong chuyện tìm việc làm giữa bối cảnh chung của cả nước, thì một số người ỉ lại, quay về làm con toàn thời gian và bố mẹ nuôi.
Zhang Jiayi, 31 tuổi, chụp ảnh cùng bố mẹ
Zhang Jiayi, 31 tuổi, làm "con gái toàn thời gian" của bố mẹ ở quê nhà. Cô chia sẻ rằng một ngày làm việc điển hình của mình là buổi sáng đi dạo, nói chuyện cùng bố mẹ. Sau đó, họ đi chợ mua đồ, chuẩn bị bữa trưa. Nghỉ ngơi một chút rồi bắt đầu chuẩn bị cho bữa tối. Cha mẹ trả cô 1.500 USD/tháng.
"Không chỉ được nhận lương từ bố mẹ, tôi thực sự tận hưởng quá trình được ở bên họ và mong muốn ở bên gia đình. Gia đình tôi vẫn tin rằng những gì tôi đạt được về mặt cảm xúc là điều quan trọng hơn cả", cô chia sẻ.
Cô từng có một cửa hàng bán quần áo cho đến khi ngành kinh doanh này sụp đổ vì đại dịch. Sau đó, cô tiếp tục gặp khó khăn trong việc khôi phục lại từ đầu. Mặc dù cô đã đi tìm việc nhiều nơi nhưng không thành công.
Cô cho biết, ban đầu, những công việc như nấu ăn, lái xe và đi chợ mua đồ là những khái niệm hoàn toàn xa lạ. Cô thậm chí còn không phân biệt được các loại rau. Nhưng giờ đây, cô đã hiểu rõ và "những nhiệm vụ này không khó như cô tưởng tượng".
Nền văn hóa làm việc khốc liệt và mệt mỏi, có nơi đòi hỏi làm 72 giờ/tuần, cùng tình trạng khó tìm việc làm, là những nguyên nhân chính làm gia tăng người trẻ lựa chọn về sống với bố mẹ.
Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp ở người dưới 24 tuổi khu vực thành thị đã tăng lên 21,3% trong tháng 6; 4,1% ở người từ 25 đến 59 tuổi.
Tuy nhiên, chuyện ăn bám bố mẹ của một số bộ phận giới trẻ còn có nguyên nhân khác, xuất phát từ chính bản thân họ.
Zhang Xinyang 28 tuổi vẫn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ
Zhang Xinyang trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ Toán ứng dụng tại một trường đại học hàng đầu Trung Quốc năm 16 tuổi. Anh được kỳ vọng sẽ có một tương lai tươi sáng, công việc tốt, lương cao, báo hiếu cha mẹ.
Nhưng giờ đây, anh đã 28 tuổi, làm tự do và vẫn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ. Anh từng nổi tiếng là "sinh viên đại học trẻ nhất Trung Quốc", "sinh viên mới tốt nghiệp trẻ nhất Trung Quốc".
Điều kiện kinh tế gia đình chỉ ở mức tầm trung nhưng anh từng đòi bố mẹ mua cho căn hộ ở Bắc Kinh trị giá 275.000 USD. Khi ấy, anh nói với bố mẹ rằng nếu không có nhà, anh sẽ bỏ ngang thạc sĩ, cũng như không học lên tiến sĩ. Chiều theo ý anh, bố mẹ anh đã thuê một căn hộ và nói dối rằng họ mua cho anh.
Anh hoàn thành bằng tiến sĩ vào năm 2019 và sau đó trở thành giảng viên tại Đại học Sư phạm Ninh Hạ. Tuy nhiên, anh đã nghỉ dạy vào tháng 8/2021. Hiện tại, anh không làm công việc toàn thời gian, chỉ có vài nghìn tệ trong tài khoản ngân hàng. Anh thuê một căn hộ ở Thượng Hải và vẫn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ.
Chia sẻ trong 1 cuộc phỏng vấn, anh nói: "Cha mẹ nợ tôi điều này. Căn hộ mà họ chưa bao giờ mua cho tôi, hiện có giá trị lên đến 1,4 triệu USD".
Một số người mô tả trường hợp của Zhang Xinyang là "sự sụp đổ của một thần đồng", theo SCMP.
Những đứa con ăn bám bố mẹ có thể là "sản phẩm" của sự nuông chiều. Cha mẹ chiều con quá mức có thể hại cuộc đời đứa trẻ.
Yang Suo sinh tại Tín Dương, Hà Nam (Trung Quốc), được nuông chiều từ bé dẫn đến thói quen ỷ lại, bị động. Năm 8 tuổi, cậu vẫn được cha mẹ bế hoặc khiêng trên một chiếc giỏ tre vì không muốn con đi bộ mỏi chân.
Cha mẹ vì làm việc quá sức mà sức khoẻ ngày càng giảm sút và rồi qua đời. Tưởng như bi kịch giúp cậu trở thành con người mới nhưng với bản tính ương bướng, không có chí tiến thủ, cuộc đời cậu lao dốc. Cậu qua đời vì đói và lạnh, khi còn rất trẻ, chỉ mới ngoài 20 tuổi.
Tổng hợp
Thế hệ người trẻ Mỹ ăn bám gia đình
Thường được khuyến khích ra ở riêng khi đủ 18 tuổi hoặc học đại học, nhưng người trẻ Mỹ ngày càng mong muốn chung sống cùng gia đình vì có thể tiết kiệm tiền bạc.
Thế hệ 40 tuổi vẫn ăn bám cha mẹ già ở Hàn Quốc
Tại xứ kim chi, nhiều người đã 30-40 tuổi vẫn chọn sống cùng gia đình vì độc thân và điều kiện kinh tế chưa cho phép sống riêng.
Thế hệ trung niên thất nghiệp ăn bám cha mẹ ở Nhật Bản
Bị đẩy ra khỏi thị trường việc làm những năm 20 tuổi, họ tiếp tục tìm kiếm con đường đi ở tuổi trung niên.
Bình luận