Những cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ nâng tầm Chứng khoán Everest

16/05/2022 20:25
EVS là 1 trong 5 các công ty chứng khoán có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất trong ngành. Với tầm nhìn đưa quy mô tổng tài sản lên 4.000 tỷ đồng trong năm 2022, hành trình ‘vượt đỉnh’ của EVS vẫn chưa dừng lại.

 

Những cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ nâng tầm Chứng khoán Everest

EVS là một trong 5 công ty chứng khoán có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất thị trường. Ảnh: Trọng Hiếu.

Quảng cáo

VHC, ANV, TNG, MSH – những cổ phiếu mà bộ phận nghiên cứu của CTCP Chứng khoán Everest (Mã CK: EVS) khuyến nghị trong báo cáo quan điểm đầu tư tháng 4/2022 – đều đã vượt đỉnh lịch sử.

Điều đáng nói, đây đều là những cổ phiếu "outperform" thị trường, đem lại hiệu suất đầu tư đáng nể trong khi VN-Index để mất 143,67 điểm; vốn hoá thị trường ‘bốc hơi’ 34,6 tỷ USD ở tuần giao dịch từ 7-22/4/2022.

Trên thị trường, EVS cũng là công ty chứng khoán được nhà đầu tư đánh giá cao về chất lượng khuyến nghị. Để đem đến những khuyến nghị chất lượng thời gian vừa qua, đó là một hành trình dài kiên trì xây dựng đội ngũ phân tích của EVS.

Ít năm trở lại đây, cùng với việc tái cơ cấu và tăng vốn điều lệ, EVS còn đầu tư chuyên sâu vào đội ngũ nghiên cứu phân tích chất lượng cao, mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm nghiên cứu phân tích áp dụng vào hoạt động tự doanh, tư vấn cho khách hàng.

Tổng giám đốc EVS Nguyễn Thành Chung, người có vai trò lớn đứng sau sự vươn lên của EVS, đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trên thị trường tài chính Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực chứng khoán. Trước khi gia nhập EVS, ông Chung từng đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo cấp cao tại ACBS, PHS, VND và HDBS.

Ở lĩnh vực ngân hàng đầu tư (IB), ông Lê Minh Khuê – Giám đốc IB EVS – cũng có trên 16 năm kinh nghiệm tư vấn tài chính doanh nghiệp, từng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo khối IB tại VCBS và PSI.

EVS làm ăn ra sao?

Song song với các khuyến nghị, báo cáo nghiên cứu chất lượng, kết quả kinh doanh của EVS tăng trưởng nhanh các năm qua, cân đối đều ở các mảng.

Môi giới chứng khoán là một trong những mảng kinh doanh cốt lõi của EVS. Năm ngoái, EVS thu hút thêm 2.385 tài khoản mở mới, nâng tổng số lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch tại đây lên mức 11.112 tài khoản. Giá trị khối lượng giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư thực hiện trong năm 2021 đạt 109.880 tỷ đồng, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Không chỉ là mảng kinh doanh riêng biệt, hoạt động môi giới chứng khoán cũng góp phần thúc đẩy nguồn thu từ các mảng kinh doanh khác của EVS.

Năm ngoái, doanh thu hoạt động của EVS tăng trưởng gấp 3 lần, đạt mức 1.113 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ môi giới, lưu ký chứng khoán đạt 136,4 tỷ đồng; doanh thu từ cho vay ký quỹ (margin) và ứng trước tiền bán đạt 105,7 tỷ đồng – tăng trưởng 70,1% so với cùng kỳ năm 2020. Hoạt động tự doanh của EVS cũng rất đáng nể, với 643 tỷ đồng doanh thu được ghi nhận trong năm 2021.

Trừ đi chi phí hoạt động, EVS báo lãi sau thuế 422,1 tỷ đồng năm 2021, tương ứng với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức 25% - thuộc tốp những công ty chứng khoán có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.

EVS còn ký kết hợp tác với Tập đoàn Đèo Cả (DCG). EVS không chỉ là đối tác thu xếp nguồn vốn đầu tư các dự án hạ tầng giao thông PPP cho DCG mà còn là nhà phân phối độc quyền trái phiếu cho tập đoàn này.

Ngay từ quý đầu năm 2022, EVS tiếp tục ghi nhận những kết quả kinh doanh tích cực. Cụ thể, kết thúc quý 1/2022, EVS ghi nhận doanh thu hoạt động lên tới 307,2 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, EVS tiếp tục thu về 48,02 tỷ đồng từ margin và ứng trước tiền bán – cao gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Trên bảng cân đối, tính đến ngày 31/3/2022, tổng dư nợ cho vay margin của EVS đạt 1.799,7 tỷ đồng, cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, EVS còn ghi nhận khoản doanh thu đột biến 84,87 tỷ đồng từ hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán.

Mảng tự doanh của EVS cũng ghi nhận kết quả tích cực với danh mục bao gồm: ACB và NVB. Tính đến cuối quý 1/2022, danh mục này có giá trị thị trường 464,6 tỷ đồng, cao hơn 110,7 tỷ đồng so với giá vốn.

Năm nay, EVS đặt mục tiêu doanh thu hoạt động ở mức 1.814,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 458,3 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 63% và 8,5% so với năm ngoái.

Bên cạnh đó, công ty chứng khoán này cũng lên kế hoạch chào bán 103 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên mức 2.111,5 tỷ đồng.

EVS cho biết sẽ dành một phần lớn lượng tiền thu về (535,6 tỷ đồng) để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động cho vay margin, đầu tư tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán và cung cấp các dịch vụ tài chính khác. Đồng thời, công ty này sẽ dành ra 494,4 tỷ đồng để mua sắm, thuê tài sản cố định nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.

Theo Nguồn vietbao.vn

Những cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ nâng tầm Chứng khoán Everest - Tài Chính